Thuốc mầm đậu nành nào tốt?

Thuốc mầm đậu nành nào tốt? Đây là câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm khi biết tới tác dụng của mầm đậu nành trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, giúp giữ gìn sắc vóc thanh xuân. Việc lựa chọn thương hiệu mầm đậu nành nào để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả là không hề dễ dàng.

Thuốc mầm đậu nành là cách gọi thông thường của chị em phụ nữ nhưng thực tế không có sản phẩm thuốc mầm đậu nành mà chỉ có sản phẩm có  nguồn gốc từ mầm đậu nành.

Mầm đậu nành rất tốt cho phụ nữ

Trước thực trạng suy giảm nội tiết tố nữ ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam, chị em phụ nữ đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ cho cơ thể. Như chúng ta đã bết, nội tiết tố nữ estrogen là 1 loại hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng giúp định hình tính nữ và là nhân tố quyết định vẻ đẹp nữ tính và sinh lý của người phụ nữ. Khi cơ thể bước vào tuổi 30, phụ nữ trải qua quá trình sinh nở khiến cơ thể bị thay đổi nội tiết tố nữ, phổ biến gây ra tình trạng thiệt hụt hoặc rối loạn estrogen gây ra một số vấn đề làm “đau đầu” người phụ nữ như:
  • Sinh lý: khô âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa, đau rát khi quan hệ, khó lên đỉnh
  • Sức khỏe: bốc hỏa, mất ngủ, tim đập nhanh, mệt mỏi...
  • Sắc đẹp: Ngực chảy sệ không còn săn chắc, tích mỡ vùng eo khiến vòng eo chữ S dần biến mất…
Chính vì vậy, nhu cầu thiết thực nhất của chị em phụ nữ sau tuổi 30, đặc biệt là thời điểm sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh là cần bổ sung estrogen cho cơ thể để duy trì nhan sắc, sức khỏe và hạnh phúc gia đình.  
Các nhà khoa học qua nhiều năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tất cả các loài thực vật có chứa estrogen thì đậu nành là có chứa hàm lượng estrogen cao nhất đặc biệt là giai đoạn hạt đậu nành nảy mầm. Estrogen thảo dược có trong đậu nành là loại isoflavone (nội tiết tố nữ thảo dược) dễ hấp thụ nhất và an toàn nhất cho cơ thể.
Thay vì sử dụng các món ăn từ đậu nành như bột đậu nành, bột mầm đậu nành, giá mầm đậu nành, sữa mầm đậu nành… đang ở dạng thô, có hàm lượng estrogen ít, chị em sử dụng chế phẩm tinh chất mầm đậu nành sẽ đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần. Bởi đây là 1 sản phẩm đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kết hợp với nhà sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại để chiết xuất và cô đặc để có hàm lượng estrogen cao hơn, dễ hấp thụ hơn khi vào dạ dày nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.

Những lưu ý khi lựa chọn mầm đậu nành đảm bảo chất lượng

Mầm đậu nành là loại thực phẩm dễ tìm, dễ mua, tuy nhiên để tìm được đúng giống đậu nành dược liệu, đảm bảo chứa hàm lượng isoflavone (nội tiết tố nữ thảo dược) cao nhất thì không hề đơn giản. Sau đây là một số yêu cầu cơ bản về giống đậu nành và quy trình chế biến của mầm đậu nành nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.


Mầm đậu nành được coi như “thần dược” với chị em phụ nữ

a.               Quá trình  trồng trọt, thu hái

  • Đậu nành sử dụng phải là giống đậu nành không biến đổi gen (Non-GMO), hiện nay 90% đậu nành tại Việt Nam là giống đậu nành biến đổi gen với mục đích nâng cao năng suất và giảm giá thành. Tuy nhiên quá trình biến đổi gen của đậu nành có thể tạo ra một số chất mới khó đánh giá và kiểm soát, nếu đưa vào sử dụng ở liều lượng cao cho mục đích bổ sung nội tiết tố nữ có thể tiềm ẩn những nguy cơ chưa xác định được.
  • Mầm đậu nành cần nảy mầm từ loại đậu nành dược liệu. Hiện có vài trăm giống đậu nành trên thị trường, nhưng đa phần là giống đậu nành thực phẩm, tức là cho năng suất hạt cao và hàm lượng protein trong hạt cao. Tuy nhiên để sử dụng nhằm làm tăng nội tiết tố nữ thì đậu nành cần phải có hàm lượng isoflavone, vitamin e, omega cao, đó gọi là đậu nành dược liệu. Một vấn nạn thường gặp là các nhà sản xuất thường lấy đậu nành thực phẩm để chế biến mầm đậu nành, điều này khiến hiệu quả sử dụng mầm đậu nành không cao. Tại Việt Nam thì mới chỉ có duy nhất 1 vùng trồng đậu nành dược liệu được công nhận đạt tiêu chuẩn.
  • Loại mầm đậu nành tốt thì cần được làm từ loại đậu nành sạch với quá trình chăm sóc, thu hái đảm bảo, không sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn cây lớn vì đây là lúc thu hái hạt. Hàm lượng thuốc trừ sâu lưu lại trên hạt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của mầm đậu nành thu được.
  • Quá trình ủ mầm đậu nành cần đảm bảo để mầm đậu phát triển tự nhiên, không sử dụng chất kích thích thì mới có thể khiến hoạt chất được tích lũy đầy đủ. Việc sử dụng chất kích thích chỉ giúp hạt nảy mầm nhanh, nhưng hoạt chất thì rất ít, khiến hiệu  quả sử dụng kém, chưa kể tiềm ẩn những nguy cơ từ loại chất kích thích ngấm  vào hạt đậu.
  • Mầm đậu nành muốn tốt thì hạt đậu nành  khi thu hái phải không sử dụng chất bảo quản.

b. Quá trình chế biến:

Như đã phân tích ở trên, các chế phẩm từ đậu nành như: giá mầm đậu nành, bột mầm đậu nành … do ở dạng thô nên hàm lượng estrogen thấp và khó hấp thụ chỉ nên dùng trong giai đoạn phòng ngừa thiếu estrogen và coi là 1 phương pháp bổ sung dinh dưỡng. Với tinh chất mầm đậu nành do đã được chiết xuất và cô đặc để có hàm lượng cao và dễ hấp thụ hơn nhằm bổ sung estrogen 1 cách tối ưu.
Tuy nhiên quá trình sản xuất ra tinh chất mầm đậu nành phải đòi hỏi có dây chuyền sản xuất hiện đại. Vì sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe, nên dây chuyền cần đạt tiêu chuẩn GMP của tổ chức y tế thế giới khuyến cáo. Chính vì vậy chị em tuyệt đối không sử dụng các chế phẩm được sản xuất thủ công, trôi nổi trên thị trường vì không đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe
Với một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hai yếu tố quan trọng làm nên chất lượng của sản phẩm là nguồn gốc nguyên liệu và dây truyền sản xuất. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều sản phẩm về mầm đậu nành khác nhau, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, vùng trồng đậu nành dược liệu, không biến đổi gen duy nhất của TPBVSK Bảo Xuân được Bộ Y tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO. Hơn thế, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP của công ty Nam Dược nên chị em phụ nữ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và nguồn gốc khi sử dụng sản phẩm.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm ra sao để trở thành ngư���i nam nhi thu hút trong góc nhìn ph�� nữ?

5 Cách giảm đau bụng kinh dễ chơi tại nhà cho phái đẹp

Các điều đàn bà không thích ở phái mạnh khi đang “yêu”